Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ độ 2?

Bệnh trĩ cấp độ 2 là giai đoạn bệnh phát triển nhanh hơn và triệu chứng bệnh rõ ràng hơn. Đặc biệt nếu người bệnh vẫn chủ quan không điều trị thì có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn nếu bệnh diễn tiến sang độ 3, độ 4.

Trĩ nội độ 2 - ngưỡng bùng phát triệu chứng trĩ cấp

 

 

Trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng hình thành do sự căng giãn quá mức hoặc phình to của các tĩnh mạch ở rìa hậu môn. Trĩ có 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 mức độ bệnh tăng dần từ 1- 4.

Trĩ độ 2 được xem là hậu quả của việc người bệnh chủ quan, không chẩn đoán sớm và có biện pháp chữa trị đúng đắn, kịp thời khi mắc trĩ độ 1. Ngoài ra, có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn 2 như:

- Thói quen trong ăn uống có quá nhiều chất đạm, protein, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm cay nóng, thiếu chất xơ, uống ít nước,…

- Do đứng ngồi quá lâu khiến cho áp lực dồn nén lên hậu môn, lâu dài khiến cho bệnh trĩ xuất hiện.

- Người bị táo bón phải dùng sức để tống phân ra ngoài, khiến cho lực đè nén lên tĩnh mạch hậu môn khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, lâu ngày gây co dãn và dẫn đến trĩ.

- Người bệnh ít vận động, căng thẳng kéo dài.

- Phụ nữ mang thai và sinh đẻ.

- Người thường xuyên khuân vác vật nặng, người lớn tuổi, lao động hoặc chơi thể thao quá sức,…

Chính sự chủ quan của người bệnh khi không điều trị bệnh trĩ độ 1 dứt điểm khiến bệnh chuyển nặng. Khác với giai đoạn đầu, bệnh trĩ độ 2 mang tính nghiêm trọng hơn khi bệnh có biểu hiện rõ rệt với tần suất dày hơn và bắt đầu xảy ra hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ độ 2 càng kéo dài cơ hội phát triển và biến chứng sang độ 3, độ 4 chỉ trong thời gian ngắn. Khi đó, bệnh trở nên trầm trọng, việc điều trị sẽ không còn dễ dàng mà gặp nhiều khó khăn, đặc biệt cơ hội chữa dứt điểm bệnh bị giảm đi, đồng nghĩa tỷ lệ bệnh tái phát rất cao.

Một số triệu chứng điển hình của trĩ nội độ 2:
- Đại tiện ra máu: Người bệnh sẽ có thể quan sát được máu chảy ra cùng phân hoặc dính trên giấy vệ sinh

- Xuất hiện cục thịt thừa: Lúc này khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy có cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn, nhiều người không có hiểu biết nên khi thấy nó thụt lại được vào thì lại thấy yên tâm bình thường, nhưng không phải thế, nó sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn và khó chữa trị.

- Hậu môn ẩm ướt: Các dịch nhầy tiết ra nhiều hơn làm người bệnh cảm giác khó chịu, lúc nào cũng thấy ẩm ướt nên không tự tin trong cuộc sống.

- Đau hậu môn: Khi bị trĩ nội độ 2, người bệnh sẽ bị viêm nhiễm sưng tấy dẫn đến đau hậu môn, nên đi đại tiện là một nỗi ám ảnh đáng sợ với họ.

Chưa hết, trĩ độ 2 không chữa trị sớm búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn gây viêm nhiễm hậu môn do vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và phát triển dễ dàng.

Người bệnh bị mất máu quá nhiều dẫn tới thiếu máu, thậm chí nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu. Do vậy đừng chủ quan với trĩ độ 2.

Trĩ nội độ 2 - có phương pháp trị dứt điểm?

Thường trĩ độ 1, độ 2 chỉ dùng thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống để trị triệu chứng, ngừa bệnh tái phát và tiến triển mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Với trĩ nặng hơn, phức tạp hơn thì thường phải dùng thủ thuật, phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, sau đó phục hồi chức năng và giảm biến chứng.

Có nhiều loại thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trĩ gồm cả thuốc mỡ, thuốc uống, viên đạn được bán trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để cho hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ.

Y học cổ truyền có bài thuốc Bổ trung ích khí áp dụng chữa trĩ khá hiệu quả. Thuốc giúp làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ. Ngoài ra, các dược liệu còn tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, giúp chống viêm, giảm đau, nhuận tràng…

Các thuốc thảo dược điều trị bệnh trĩ và ngừa tái phát từ bài Bổ trung ích khívới thành phần từ sài hồ, thăng ma, đương quy, hoàng kỳ, trần bì. Trong đó hoàng kỳ giúp bổ trung ích khí, thăng dương khí là chủ dược của bài thuốc. Các vị thuốc hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, đương quy, cam thảo, ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát. Hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức liên tử dùng để cầm máu. Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ.

Theo TTƯT. BSCC.CKII Hoàng Đình Lân - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam tư vấn: Bài thuốc Bổ trung ích khí là bài thuốc lâu đời và cải thiện không chỉ triệu chứng bệnh trĩ mà còn giúp thăng đề, đi sâu vào nguyên nhân bệnh.

 

Liên hệ đặt lịch khám

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng luôn tin tưởng Phòng khám Đa khoa Kỳ Đồng

Đa khoa Kỳ Đồng